Một vài kinh nghiệm nho nhỏ khi edit

Với những bạn thường xuyên đọc truyện online, chắc là không lạ gì với truyện edit, với tình hình ở Trung Quốc nhà nhà viết truyện thì ở Việt Nam người người edit truyện, như bạn Hắc Kỳ Lân đã nói: “Có nghèo cũng phải cho con đi edit truyện.” Tất nhiên, điểm đầu tiên của truyện edit đó là không bao giờ chính xác được 100% so với bản gốc, vì bản thân người edit không hề biết tiếng Trung, có bản hay, có bản dở, thậm chí có bản edit được gọi là “convert tiến hóa”, và tất nhiên cũng có rất nhiều người “khinh bỉ” truyện edit(mình nói thật đó, không hề nói quá khi dùng từ khinh bỉ). Trong thời gian rất dài mình edit Vân Trung Ca, đã rất nhiều lần định viết một bản tổng kết kinh nghiệm edit, nhưng lại không tìm được thời gian, tới giờ mới tổng hợp lại được. Bản tổng hợp này được dựa trên kinh nghiệm của chính bản thân mình, viết ra để những bạn mới edit hoặc có ý định dại dột muốn trở thành editor tham khảo, các bạn khác chẳng dại gì muốn thành editor cũng có thể đọc chơi cho vui, để một lúc nào đó đọc phải mấy câu edit hơi kỳ cục, bạn có thể vỗ đùi mà than rằng: “Câu này vốn phải thế này cơ, tớ biết đấy”. Thời gian trước, vì một chuyện khen chê nhà nào edit hay nhà nào edit dở mà đã dấy lên cơn bão “Thị phi ngôn tình” khiến cho một số nhà edit đã đóng cửa, vì vậy cũng xin nói trước rằng bài viết này của mình chỉ mang tính chất góp ý, tổng hợp kinh nghiệm của chính bản thân mình trong quá trình edit, không hề có ý định tự ca ngợi bản thân là edit hay, cũng không có ý chê bai người khác edit dở, những ví dụ trong bài viết có thể là lỗi của chính bản thân mình, hoặc lỗi edit của người khác, nhưng nếu là lỗi của người khác mình sẽ thay đổi đi một chút để khổ chủ không nhận ra. Nếu khổ chủ vẫn nhận ra thì mình xin lỗi trước. Bài viết này chỉ tổng hợp kinh nghiệm của mình với lĩnh vực truyện cổ đại, cũng không hoàn toàn đầy đủ vì mình nhớ tới đâu viết tới đó. Bài viết với mục đích thiện chí, các bạn thấy hợp lý thì đọc, không thì bỏ qua, đề nghị không để lại dép, gạch đá và những lời khiếm nhã, mình già rồi, không chịu nổi đả kích.

I. Giới thiệu chung

Từ edit vốn có nghĩa là biên tập, trong quá trình dịch một tác phẩm thì biên tập là khâu cuối cùng, sau khi người dịch dịch hoàn thiện tác phẩm, người biên tập sẽ đọc và chỉnh sửa lại, như vậy người biên tập phải biết tiếng và có kinh nghiệm hơn người dịch để có thể chỉnh sửa lỗi. Tuy nhiên edit trong giới ngôn tình Trung Quốc hiện tại đều là người không biết tiếng, biên tập lại bản dịch khó gặm của phần mềm dịch. Khi mình mới lạc bước vào giới ngôn tình, thậm chí còn không phân biệt được dịch và edit khác nhau như thế nào, thậm chí còn suýt té ghế khi biết Lam Anh edit Tam sinh tam thế không biết tiếng Trung.

Việc edit này cơ bản là đọc hiểu bản dịch của phần mềm rồi viết lại một câu cho rõ nghĩa dễ đọc. Theo mình biết, có hai cách edit. Một là chỉ dựa vào bản convert, cách này độ chính xác được khoảng 30% hoặc thấp hơn và thường là không đọc nổi. Cách thứ hai là phải có bản tiếng Trung, dùng phần mềm để dịch lại và tra cứu ở nhiều nguồn khác những từ chưa rõ nghĩa, mình dùng cách thứ hai, với phần mềm Quick Translator(QT), tất nhiên cũng phải kết hợp nhiểu công cụ tìm kiếm và tra cứu khác. Cách làm là copy đoạn cần edit bằng tiếng Trung, mở QT rồi chọn chức năng Translate From Clipboard, phần mềm sẽ tự dịch, trên giao diện hiện lên bản Hán việt, Vietphrase một nghĩa, Vietpharase nhiều nghĩa và cả bản tiếng Trung. Bạn chỉ cần đọc bản Vietphrase một nghĩa kết hợp với bản Hán việt, rồi viết lại câu, chú ý tên nhân vật phải viết theo Hán Việt.

II.  Làm thế nào để có bản edit đúng.

Tất nhiên đúng ở đây chỉ là đúng theo nghĩa tương đối, như mình đã nói ở trên, không bao giờ có bản edit đúng theo nghĩa tuyệt đối, nhưng cũng cần tránh có bản edit sai quá nhiều so với bản gốc, người đọc chắc chắn không thể biết được bản edit đó sai, chỉ có bạn là người đọc bản Hán việt và bản Vietphrase một nghĩa là có thể biết, vì vậy mình có tổng hợp một số nguyên tắc như sau:

1. Nguyên tắc 1: Lúc nào cũng phải cẩn thận.
 
Công việc dễ sai nhất quả đất này chính là edit, vì vậy cẩn thận là nguyên tắc hàng đầu. Khi mình edit Vân Trung Ca đã sai rất nhiều lỗi không tra cứu cẩn thận thế này, ví dụ: Xảo quả là loại bánh trong Khất xảo tiết, lúc đầu mình đã edit thành hoa quả được bày khéo léo, Xá nhân là người đi theo hầu, đây là từ cổ, lúc đầu mình edit thành người có ơn, Kiếm hoa là tên một loại cây, lúc đầu  mình tưởng là tên một thế kiếm…Tất nhiên những lỗi như thế này khi mới tập tành edit rất khó phát hiện ra, ai mà biết một từ như vậy lại có nghĩa khác, vì vậy, nguyên tắc cẩn thận chính là phải luôn luôn nhìn kết hợp bản Hán việt và bản Vietphrase, không chỉ chăm chú nhìn vào bản Vietphrase một nghĩa. Gặp từ nào thấy nghi ngờ phải tra cứu ngay, trước hết là tra cứu bằng Google.

Khi nói về tra cứu, mình cần nói thêm một chút về cách tra cứu, nói thật nhé, không phải ai cũng biết cách tìm kiếm như thế nào cho hiệu quả nhất với các trang tìm kiếm đâu. Cách của mình là dùng dấu ngoặc kép kết hợp với dấu + để loại bỏ những kết quả không cần thiết. Ví dụ muốn tìm câu “Ba tháng không biết vị thịt” mà bạn nghi tác giả là Khổng Tử, hãy đánh vào ô tìm kiếm của Google như sau:

“Ba tháng không biết vị thịt”  + “Khổng Tử”

Khi tìm kiếm như thế này cũng phải rất kiên nhẫn nữa, có khi tìm tới trang thứ n mới ra được kết quả. Nếu tìm bằng Google không ra, bạn bôi đen từ cần tra ở QT, bấm chuột phải chọn Baikeing, QT sẽ kết nối với Baike, bạn copy đoạn giải thích về từ cần tra, mở một QT mới, để phần mềm dịch và đọc hiểu. Nếu có lỗi không kết nối được với Baike, bạn copy từ tiếng Trung đó rồi tìm với Google, lưu ý dùng dấu ngoặc kép.

Với những bạn mới tập edit, việc đầu tiên là hỏi Google ca ca xem có bao nhiêu bài hướng dẫn edit, nghiên cứu trước rồi hãy bắt tay vào làm. Trước khi edit mình cũng bỏ ra mấy ngày, tìm và nghiên cứu mấy bài hướng dẫn thế này.

Nhân tiện nói thêm về tên riêng của nhân vật, tên nhân vật tất nhiên phải chọn Hán việt, nếu QT chưa nhận ra đó là tên và không viết hoa, bạn bôi đen tên nhân vật, bấm chuột phải, chọn Add To Name, QT sẽ tự nhận diện đó là tên riêng, viết hoa theo Hán việt chứ không dịch ra nữa.

2.  Nguyên tắc 2: Ngữ pháp tiếng Việt và tiếng Trung khác nhau, hãy điều chỉnh cho phù hợp.

  • Trước khi viết một câu bạn nên tự hỏi, chủ ngữ đâu, vị ngữ đâu, rất nhiều bản edit rơi vào trường hợp câu không có chủ ngữ, nếu không có tất nhiên là mình phải tự thêm vào.

Mình hay xét câu theo thứ tự: Chủ ngữ + động từ + vị ngữ để viết câu cho đúng.

VD: Cô từ trong ví lấy ra một tờ hóa đơn

Câu đúng là: Cô lấy từ trong ví ra một tờ hóa đơn.

  • Thứ tự từ: thứ tự từ trong tiếng Việt và tiếng Trung khác nhau, cần thay đổi lại chứ không dùng như bản QT đã dịch được.

VD: Là Hoàng hậu Trần Quốc chứ không phải Trần Quốc hoàng hậu, là Vương phi Lan Lăng chứ không phải Lan Lăng Vương Phi, là phủ Đại Tư Mã, Điện Tuyên Thất chứ không phải Đại Tư Mã Phủ, Tuyên Thất Điện…

  • Tiếp đến là dấu câu, bản được QT dịch thường có dấu chấm, phẩy không phải là chính xác nhất, cũng hay có dấu ; nên bạn nên tự ngắt câu, thay đổi dấu cho phù hợp.
  • Tiếp nữa là về trạng ngữ, câu trong tiếng Việt thường viết trạng ngữ ở đầu câu, nhưng trong tiếng Trung thì chủ ngữ thường ở đầu câu. VD QT sẽ dịch ra là:

Ta mấy ngày nữa sẽ tới thăm nàng.

Nên chuyển thành: Mấy ngày nữa, ta sẽ tới thăm nàng.

Hoặc: Hôm nay ta ở chợ nghe tin đồn về ngươi.

Nên chuyển thành: Hôm nay ở chợ, ta nghe tin đồn về ngươi.

  • Trong tiếng Trung, chủ ngữ rất hay ở đầu câu, nhưng trong tiếng Việt thì không phải lúc nào cũng thế, ngoài trường hợp trạng ngữ, các trường hợp khác bạn cũng nên cân nhắc để viết câu cho đúng.

VD: Cậu nếu không bận, ở lại chơi đi.

Nên viết là: Nếu cậu không bận, ở lại chơi đi.

3.  Nguyên tắc 3: Ngôi xưng quyết định phần lớn độ hay trong tác phẩm của bạn

Các bạn đều biết ngôi xưng trong tiếng Việt của chúng ta rất phong phú và đa dạng, nhưng ngôi xưng trong tiếng Trung khi QT dịch ra đều là ta và ngươi, cái này hoàn toàn tương tự như I và you trong tiếng Anh, nhưng khi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, tất cả chúng ta đều tự chuyển đổi cho phù hợp, có điều trong rất nhiều bản edit, các bạn vẫn giữ nguyên là ta – ngươi. Hãy lựa chọn ngôi xưng tiếng Việt cho phù hợp, điều này quyết định phần lớn độ hay trong tác phẩm của bạn.

Con cái nói với trưởng bối, hãy gọi cha/mẹ/chú/bác/ cô / dì/ thúc/ bá/ cô cô/ phụ thân/ mẫu thân…., trưởng bối nói với con cháu, có thể xưng ta hoặc cha/mẹ/ chú/ bác… gọi bậc con cháu là con hay cháu. Thử nghe câu này của Hoắc Khứ Bệnh nói với Tam ca nhé:

“Thật vất vả mới đợi tới lúc các ngươi đều trưởng thành, lúc này đương nhiên phải làm việc cần làm thôi.”

Bạn nghe câu này sẽ thấy sao?

Câu đúng phải là:

“Thật vất vả mới đợi tới lúc các con đều trưởng thành, lúc này đương nhiên phải làm việc cần làm thôi.”

Điều này áp dụng tương tự khi nhân vật xưng hô với huynh/đệ/tỷ/ muội của mình. Tóm lại là hạn chế dùng ngôi xưng ngươi – ta hết mức có thể, kể cả từ các ngươi, có thể thay bằng mọi người, hay mấy đứa…

Còn khi là hai người đang yêu nhau thì tùy trường hợp các bạn lựa chọn ngôi xưng cho phù hợp.

Điều tiếp theo phải nói khi viết về ngôi xưng đó là hai từ nàng và hắn.

Trước hết là từ hắn, từ này giống hệt từ he trong tiếng Anh, tức là dùng thay cho người là nam khi được nhắc tới. Tất nhiên, mọi trường hợp QT đều dùng từ hắn, còn khi edit bạn nên lựa chọn cho phù hợp. VD khi nhắc tới nhân vật nam đã lớn tuổi, không nên dùng từ hắn, hãy dùng ông ấy, ông ta(thường dùng trong câu văn tường thuật), bác ấy, thúc ấy, bá ấy, chú ấy(thường dùng trong lời nói của các nhân vật với nhau)…

Khi một số nhân vật nói về lão gia, công tử, hay hoàng thượng với người khác, cũng vẫn dùng từ hắn, trong trường hợp này nên thay bằng từ người hoặc ngài để thể hiện sự tôn trọng, lưu ý là vẫn phải tùy trường hợp. VD như cha con Hoắc Quang nhắc tới Lưu Phất Lăng mình vẫn dùng từ hắn, vì bọn họ chắc chắn là không coi trọng hoàng thượng.

Có một trường hợp nữa, đó là khi trong truyện có người mang thai và nói về đứa con trong bụng mình, khi đó QT cũng dùng từ hắn. Bạn thử nghĩ xem, từ hắn trong trường hợp này sao dùng được, hãy dùng từ nó hay bé yêu hay gì đó tùy hoàn cảnh. Kể cả khi đề cập tới một bé trai rất nhỏ, VD như Lưu Thích mới 3 tuổi, QT cũng dùng từ hắn, khi đó hãy dùng từ nó hoặc lựa chọn khác của bạn cho phù hợp.

Khi một cô gái nhắc về người mình yêu, thay vì từ hắn hãy dùng từ chàng hay huynh ấy.

Áp dụng tương tự với từ nàng, từ này chỉ dùng phù hợp khi nhắc tới một cô gái trẻ, khi nhắc tới một phụ nữ đã lớn tuổi hãy dùng bà ấy, bác ấy, cô ấy…, và khi nhắc tới một đứa bé gái cũng không nên dùng từ nàng, hãy dùng nó, cô bé, bé… tùy trường hợp.

VD: Khi gặp mẹ thiếp, nàng có hỏi, chàng hãy…

Câu đúng là: Khi gặp mẹ thiếp, có hỏi, chàng hãy…

Hoặc: Khi gặp mẹ thiếp, mẹ có hỏi, chàng hãy…

Đọc tới đây bạn đừng cười, có nhiều bản edit thế lắm.

Khi nhân vật nhắc tới một người phụ nữ mà mình ghét, cũng đừng nên dùng từ nàng, ghét như thế thì gọi nàng sao được, hãy dùng từ nàng ta, cô ta hay thậm chí là ả ta. Khi từ này dùng để nhắc tới một người phụ nữ có thân phận cao quý cũng nên chọn thay bằng người, hay bà cho phù hợp.

Khi truyện thuộc thể loại xuyên không, là lời kể của nhân vật nữ chính, thay vì dùng ngôi xưng ta, bạn hãy dùng “tôi”, thậm chí khi cô ấy gọi những người khác chắc cũng không dùng mấy từ cổ kiểu như huynh/đệ/ tỷ/ muội…, hoặc cô ấy cũng không xưng là thiếp đâu, vì bạn thử nghĩ xem, ngôn từ của người hiện đại bây giờ khác xưa mà.

Khi cha mẹ hay trưởng bối nhắc tới con gái/cháu gái của mình, bạn cũng không nên dùng từ nàng, hãy dùng từ con bé, nó, hay em con/em cháu, chị con/tỷ của con/chị  cháu/tỷ của cháu (nếu nói với con/cháu của mình).

VD: Hoắc Khứ Bệnh nói với Tam ca: “Nếu có thời gian, con để ý tới nàng(Vân Ca) một chút.

Câu đúng là: Nếu có thời gian, con để ý tới em con một chút.

Khi huynh tỷ/ đệ muội nói về chị/em của mình, cũng không nên dùng từ nàng, hãy dùng tỷ ấy/muội ấy.

4.   Nguyên tắc 4: Hãy cảnh giác, không phải lúc nào QT cũng đáng tin.

Đó là trong trường hợp có ba từ A  B C cạnh nhau, QT ghép A và B để dịch nghĩa, trong khi câu đúng phải là để A tách riêng, ghép B và C để dịch nghĩa hoặc ngược lại. Trường hợp này thì phải cảnh giác thôi.

VD: về trường hợp này lấy ví dụ hơi khó, tạm thời bỏ qua nhé, mình chưa lần mò mấy bản QT được.

5.   Nguyên tắc 5: Chỗ nào dùng từ Hán việt, chỗ nào phải dùng từ thuần Việt mà không phải Hán việt, đó là vấn đề.

Như ở trên mình có nhắc tới một số trường hợp, điều này quan trọng trong bản edit của bạn, nhưng áp dụng như thế nào thì tùy thuộc vào vốn từ và khả năng linh hoạt của bạn. Quá nhiều từ Hán việt sẽ khiến người đọc không hiểu, còn dùng từ thuần Việt quá sẽ làm giảm độ hay của tác phẩm, nhất là với truyện cổ đại. Có một số cụm từ bốn chữ có thể chuyển sang thuần Việt thế này:

  •        Hữu thuyết hữu tiếu: vừa nói vừa cười.
  •        Tựa tiếu phi tiếu: Như cười như không, hay cười như không cười, hay gì đó tùy vào cách dùng từ của bạn.
  •         Nương: đừng dùng từ này, hãy dùng từ mẹ.
  •         Lão bà: hãy dùng vợ/thê tử/ nương tử …
  •         Lão công: hãy dùng chồng/phu quân/trượng phu…
  •         Lão nhân gia: hãy dùng ông lão/ông cụ/bà cụ/bà lão tùy trường hợp, lão bà bà nên chuyển thành bà cụ.
  •        Thanh âm: hôm trước mình có thắc mắc, tiếng Việt có từ này không, có rất ít từ điển có từ này, và rất ít dùng, vì thế nên dùng giọng nói, tiếng nói, âm thanh, tiếng động… tùy trường hợp cho phù hợp.

VD: Thanh âm của hắn khàn khan.

So với: Giọng nói của hắn khàn khàn thì câu 2 hợp lý hơn.

  •       Thân ảnh: tiếng Việt cũng không có từ này, hãy dùng từ bóng, hình bóng, hình ảnh…cho phù hợp.
  •        Hỉ bà(trong đám cưới): hãy dùng từ bà mối.
  •       Tranh thủ tình cảm: có thể bạn sẽ đọc được câu này như kiểu “phi tần tranh thủ tình cảm”, xin thưa, đó phải là “phi tần tranh sủng”, từ Hán việt tranh sủng đã được dịch thẳng ra.
  •         Nô tỳ: có một số phi tử, vương phi khi xưng với vua hay vương gia đều là nô tỳ, hầy, sao mà lại hạ mình tới thế, không phải đâu ạ, bản Hán việt vốn là từ thần thiếp, nhưng QT lại dịch thẳng ra là nô tỳ.
  •         Sườn phi: giải thích giống trên, từ đúng là Trắc phi, vì trắc nghĩa là sườn.
  •          Đủ loại quan lại: từ đúng là bách quan.
  •         Bất quá: nên dùng là cùng lắm, nhưng mà, có điều…tùy trường hợp.
  •         Thủy chung: ở tiếng Việt từ này nghĩa là tình cảm không thay đổi, nhưng từ Hán việt này trong một số trường hợp nghĩa là từ đầu tới cuối.

VD: Hắn thủy chung không nói câu nào.

Câu đúng là: Từ đầu tới cuối, hắn vẫn không nói câu nào.

  •         Ly khai: từ đúng là rời đi.
  •        Nhảy dựng lên: không phải lúc nào cũng là nhảy dựng lên, có chỗ sẽ là đứng bật dậy.
  •         Liền: trong bản convert, từ liền này có rất nhiều, tùy trường hợp bạn nên chuyển thành: thì, sẽ, đã, rồi…, chỉ dùng từ liền trong trường hợp chỉ một hành động diễn ra ngay sau đó, còn là hành động trong quá khứ, nên dùng từ đã.

VD:  Nếu thúc thúc không thích, liền thưởng cho chất nhi đi.

Nên viết là: Nếu thúc thúc không thích, thì thưởng cho chất nhi đi.

Hai con kiệt khuyển mất của Lưu Tư vô số tâm huyết, nhưng không ngờ trong chớp mắt liền mất đi một con.

Nên viết là: Hai con kiệt khuyển mất của Lưu Tư vô số tâm huyết, nhưng không ngờ trong chớp mắt đã mất đi một con.

  •          Là, thì là, chỉ là, cũng là, có là…: những từ này phần lớn nên bỏ đi hoặc thay đổi cho phù hợp.

VD: Nàng chỉ là muốn ở cạnh hắn lâu một chút.

Câu đúng là: Nàng chỉ muốn ở cạnh hắn lâu một chút.

Ngươi muốn uy hiếp ta sao?

Câu đúng là: Ngươi đang muốn uy hiếp ta sao?

Khi thấy thế, nàng cũng là nước mắt tuôn rơi.

Câu nên viết là: Khi thấy thế, nước mắt nàng cũng tuôn rơi.

Bạn nên chú ý thêm là liên từ QT dịch ra thường không nên sử dụng, bạn nên chọn liên từ cho phù hợp với câu của mình.

  •        A ở cuối câu: phần lớn cũng nên bỏ đi, để từ a này, theo mình câu văn sẽ không mang tính nghiêm túc. Áp dụng tương tự với từ nha ở cuối câu.
  •         Cười hắc hắc: có thể bạn nghĩ từ này là điệu cười đặc biệt, không phải vậy đâu, cười thì không hắc hắc được, câu đúng là cười ha hả, hoặc cười hì hì.
  •         Từ tượng thanh: phần lớn từ tượng thanh bị dịch ra đều là từ kỳ cục, bạn phải tự hình dung xem tiếng động đó thực tế thế nào để dùng từ cho phù hợp.

VD: QT dịch là cánh cửa kêu chi nha, có bạn đã chú thích hẳn ra là chi nha là tiếng cửa. Làm gì có cánh cửa nào kêu như tiếng này, từ đúng là kẽo kẹt.

QT dịch khóc là ô ô, làm gì có ai khóc ô ô, nên để là khóc hu hu hoặc tùy trường hợp để nghĩ ra từ tượng thanh cho phù hợp.

Ba: chẳng có tiếng động nào là ba hết, tùy trường hợp sẽ là Bốp hoặc Bộp, VD: tiếng cái tát là Bốp chứ làm gì có tiếng cái tát là Ba.

Tất cả cách trường hợp khác cũng vậy, tiếng động là ầm ầm, vù vù, ào ào, choang, leng keng, róc rách, vi vu….

  •          Đem: khi một câu có một hành động được QT dịch ra đều có từ đem, từ này cần phải bỏ đi, chỉ có một số vô cùng ít trường hợp nó là đem thật thì mới giữ lại.

VD: Quan phủ đem hắn bắt lại

Câu đúng là: Quan phủ bắt hắn lại.

Hắn đem ta bảo vệ ở phía sau.

Câu đúng là: Hắn bảo vệ ta ở phía sau.

  •          Hướng, hướng về phía: từ này chỉ phương hướng, tùy trường hợp bạn cũng bỏ đi hoặc thay từ cho phù hợp.

VD: Hắn hướng ra phía ngoài bước đi.

Câu đúng là: Hắn bước ra bên ngoài.

Vu An hướng Lưu Hạ hành lễ.

Nên dùng là: Vu An hành lễ với Lưu Hạ.

Tiểu cô nương hướng bọn họ vẫy vẫy tay.

Nên dùng là: Tiểu cô nương vẫy vẫy tay với bọn họ.

  •         Cùng: từ này phần lớn trường hợp nên dùng là “và” sẽ đúng hơn.

VD: Mạnh Giác cùng Hoắc Thành Quân không biết vì sao vẫn đứng nguyên tại chỗ

Câu đúng là: Mạnh Giác Hoắc Thành Quân không biết vì sao vẫn đứng nguyên tại chỗ

  •         Như thế nào: hầu như câu hỏi nào QT dịch ra cũng có từ này, nhưng phần lớn nên thay bằng từ khác, có thể là vì sao, sao, sao mà, sao lại…tùy trường hợp.

VD: Hắn như thế nào lại không tới?

Câu nên dùng là: Sao hắn lại không tới?

Hay: Vệ Thái tử như thế nào lại gọi là không có con nối dõi chứ?

Câu đúng là:  Sao lại nói là Vệ Thái tử không có con nối dõi chứ?

  •          Sao ở cuối câu hỏi: hầu như câu hỏi nào được QT dịch cũng có từ sao ở cuối câu, tất nhiên dùng thì không sai, nhưng đọc nhiều sẽ lặp từ và chán, bạn có thể thay bằng các từ cuối câu hỏi khác như, à? Hả? thế sao? Ư?…
  •         Vì cái gì: rất nhiều câu hỏi QT dịch ra cũng có từ vì cái gì, như đã nêu ở trên, dùng nhiều sẽ chán mà có khi còn không hợp lý, bạn có thể chuyển thành vì sao? Sao?
  •          Tất cả đều là: chỉ có đầy một thứ gì đó.

VD: Trên người hắn tất cả đều là mồ hôi.

Nên viết là: Trên người hắn đầy mồ hôi.

Trong mắt nàng tất cả đều là sợ hãi.

Nên viết là: Trong mắt nàng chứa đầy sợ hãi.

  •         Đông tây: không phải lúc nào cũng là đông tây, nó có nghĩa là gì đó, cái gì đó.

VD: Vân Ca lục lọi tìm đông tây trong phòng.

Câu đúng là: Vân Ca lục lọi tìm cái gì đó trong phòng.

  •          Cà lơ phất phơ: chỉ một người giống…Lưu Hạ, bản thân mình thấy từ này khá kỳ cục, nên mình dùng ba lăng nhăng hoặc cợt nhả.
  •          Nghiêng nghiêng ngả ngả: từ này rất hay xuất hiện, bạn có thể dùng hoặc thay bằng Chân nam đá chân chiêu, lảo đảo, lảo đà lảo đảo, loạng choạng, loạng chà loạng choạng, thất tha thất thểu….
  •         Nguyên lai: từ đúng là hóa ra, lẽ ra.
  •          Phi thường: rất, vô cùng, hết sức…

VD: Tôi phi thường ngạc nhiên.

Câu đúng là: Tôi rất ngạc nhiên hoặc Tôi vô cùng ngạc nhiên.

  •          Cư nhiên: Lại, lại có thể…
  •         Nghĩ muốn: chỉ là muốn thôi, bỏ từ nghĩ đi.

VD: Con nghĩ muốn trêu a tỷ thôi.

Câu đúng là: con muốn trêu a tỷ thôi.

  •        Bát quái: khi tả về tính cách hoặc chuyện buôn dưa thì từ này không có nghĩa là bát quái, nó nghĩa là nhiều chuyện, giống từ “bà tám” hoặc tám chuyện ở miền Nam ấy, không biết có phải từ bà tám và tám chuyện bắt đầu từ cộng đồng người Việt gốc Hoa nên mới thế không nhỉ?
  •         Hưu: nghĩa là bỏ, như kiểu ly hôn bây giờ ấy.

VD: Nàng là một cô gái bị hưu.

Câu đúng là: Nàng là một cô gái bị bỏ.

  •          Thú: nghĩa là cưới.(Thế mới có từ Hôn thú ấy mà)

VD: Ta sẽ không thú nàng.

Câu đúng là: Ta sẽ không cưới nàng.

  •          Trừ bỏ: nên dùng là ngoài, hoặc ngoài ra.

VD: Mấy hôm nay, trừ bỏ ăn tôi chỉ có ngủ.

Câu đúng là: Mấy hôm nay, ngoại trừ ăn tôi chỉ có ngủ.

  •         Ngày thứ hai: một số trường hợp phải là ngày hôm sau mới đúng.

Khi edit bạn cũng nên xem bản tiếng Trung, dù rằng không biết nghĩa của từ nhưng tiếng Trung là chữ tượng hình, một vài trường hợp chỉ cần nhìn chữ tiếng Trung là hiểu để giải thích được.

Từ chuyên ngành của một số lĩnh vực cũng cần chú ý, có một số từ phải giữ nguyên Hán việt mới đúng, nhưng QT lại dịch thẳng ra, muốn biết tất nhiên bạn phải hỏi Google rồi.

6. Nguyên tắc 6: Đoán bừa cũng nên có căn cứ.

Vì sao lại nói là đoán bừa, vì có một số từ QT không tra nghĩa được, mà tra ở chỗ khác cũng không được nên phải đoán bừa, nhưng cũng đừng quá chế bậy. Bạn nên liên hệ nội dung đoạn trước và đoạn sau, cố gắng suy đoán xem từ không dịch được đó là nghĩa gì.

III.   Làm thế nào để có bản edit hay.

Để có bản edit đúng đã khó, nhưng để hay thì cần nhiều thời gian hơn, mình có tổng hợp một số nguyên tắc thế này.

1. Nguyên tắc 1: Sử dụng từ đồng nghĩa một cách linh hoạt.

Khi bạn bấm vào một từ trong QT, màn hình sẽ hiện thị tất cả các nghĩa của từ đó, hãy chọn nghĩa mà bạn cho là phù hợp nhất, khi thấy rằng tất cả đều không phù hợp, hãy nghĩ ra các từ đồng nghĩa khác bạn có thể nghĩ tới, nếu bạn thấy thế quá phiền, vậy khó có được bản edit hay lắm.

Khi dùng từ, bạn cũng nên chú ý tới truyện mình edit là truyện hài hước hay chính truyện, nhân vật đang được nói tới như thế nào, nhân vật đó sẽ phải dùng những từ như thế nào mới thể hiện rõ được phong cách của mình?…

 Có một lần mình đọc được một đoạn trong một truyện nói về nữ chính là hoàng hậu bị ngã, trong một chính truyện nhé, bạn edit dùng từ “ngã chổng bốn vó”, nghe công nhận buồn cười đúng không, nhưng vào truyện như thế thì sẽ là chuyển ngữ lố bịch ấy.

2.  Nguyên tắc 2:

Học hỏi cách dùng từ của người khác qua những truyện mà bạn đọc, hãy tích lũy vốn từ, cách diễn đạt và viết câu. Edit không phải là copy y nguyên những gì QT dịch ra đã rõ nghĩa, mà là viết lại câu văn bằng giọng văn và cách diễn đạt của bạn, tất nhiên điều này tùy vào khả năng của mỗi bạn khi edit.

3.  Nguyên tắc 3:

Để edit hay thì tin QT càng ít càng tốt, tức là đừng dùng hết thảy những gì QT dịch ra, mà hãy diễn đạt sao cho hay hơn. Nguyên tắc này nói gọn lại là dùng từ đồng nghĩa một cách hợp lý và linh hoạt nhất, và diễn đạt câu một cách hay nhất.

VD: Nàng cái gì cũng không muốn nghĩ tới.

Câu này rõ nghĩa, nhưng không hay.

Câu nên viết là: Nàng không muốn nghĩ tới gì hết.

Thành ngữ, tục ngữ cũng rất hay bị QT tự ý chuyển đổi sang tiếng Việt với nghĩa gần tương đương.

VD: Khi Mạnh Giác kể chuyện cha mình dùng đệ đệ để tráo với Lưu Tuân, QT đã dùng thành ngữ “treo đầu dê bán thịt chó” trong khi câu đúng là “thay xà đổi cột”, về nghĩa thì không sai, mà dùng câu “treo đầu dê bán thịt chó” trong trường hợp này thì…

Khi tả về Mạnh Giác nói chuyện với ai cũng hợp trong đám cưới của Bệnh Dĩ, câu thành ngữ là “trường tụ thiện vũ”, nghĩa là “tay áo dài khéo múa”, QT đã rất thông minh chuyển thành “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”

Khi tả về Bệnh Dĩ, QT đã dùng câu “ăn bữa nay, lo bữa mai” trong khi câu đúng là: triêu bất bảo tịch, nghĩa là an toàn vào buổi sáng nhưng không đảm bảo còn được thế tới tối.

Câu này về nghĩa cũng không sai nhiều lắm, nhưng không thể hiện rõ ý của câu thành ngữ mà tác giả dùng, vì “Ăn bữa nay, lo bữa mai” chỉ là lo về ăn uống thôi, còn Bệnh Dĩ phải lo cả về mạng sống nữa.

Nói thêm về thành ngữ, Trung Quốc có rất nhiều thành ngữ có dùng tới bảy và tám(thất và bát).

VD: Thất quải bát nhiễu là bảy rẽ tám ngoặt. Chẳng có bảy lần rẽ, tám lần ngoặt gì sất, chỉ tả một đoạn đường nhiều chỗ rẽ ngoặt.

Thất chủy bát triệt: đại ý là bảy miệng tám lưỡi, chỉ lắm mồm lao nhao, mình vẫn chưa nghĩ ra câu gì tương đương của tiếng Việt để thay thế, dùng Mồm năm miệng mười thì chỉ áp dụng cho một người lắm mồm, còn câu trên dùng tả đám đông, nên mình thường chỉ thay thế tả đám đông ồn ào thôi.

Thất tinh bát lạc: bảy rơi tám vãi, chỉ đồ vật lung tung.

Loạn thất bát tao: chỉ đồ đạc lung tung, tùy hoàn cảnh, nếu là truyện có chút hài hước có thể dùng từ hầm bà lằng, còn không cứ chuyển thành lung tung lộn xộn cho nó vuông.

Nhiều thành ngữ khác liên quan tới điển cố, QT thường có ghi đơn giản, bạn nên bỏ thời gian gõ ra để mọi người dễ hiểu, câu nào không có chú thích thì hỏi Google là ra. Có một số có thể thay thế bằng câu tương đương của tiếng Việt thì cứ thay, VD: đánh cỏ động rắn(đả thảo kinh xà) có thể thay bằng Đánh rắn động cỏ, Kiến phong sử đà nghĩa là lái theo chiều gió có thể thay bằng Gió chiều nào xoay chiều nấy…, nhưng một số câu có liên quan tới điển cố, VD: Vừa mất phu nhân lại thiệt quân, không nên thay bằng Mất cả chì lẫn chài.

4. Nguyên tắc 4:

Tên chương và tên truyện phải chuyển ngữ sao cho hay hơn bình thường một chút, đừng nên dùng y chang chuyển ngữ của QT. Nếu bạn không chuyển ngữ cho hay được cũng phải giải thích cho người đọc hiểu, không nên để nguyên tên chương là Hán việt, người đọc chắc chắn không hiểu được, và tên chương phần lớn đều hay, thể hiện phần lớn nội dung của chương.

VD: Tên truyện: Nắm tay người, kéo người đi.

Nên chuyển thành: “Tay nắm tay, cùng nhau cất bước” sẽ hay hơn

Tên truyện: Cùng anh dây dưa không rõ.

Nên dịch thế nào cho hay mình cũng chưa nghĩ ra, nhưng tên truyện như trên chắc chắn không ổn, bên Kites dịch tên truyện trên là “Chạy đâu cho thoát” mình thấy cũng khá ổn.

Thơ từ ca phú, Luận ngữ, trích dẫn sách…trước hết nên tìm xem có bản dịch rồi hay không, nếu có hãy dùng trong bản edit của bạn và nhớ ghi tên người dịch, lưu ý là khi tìm kiếm bản dịch hãy copy bản phiên âm Hán Việt để tìm, nếu không tìm thấy thì cố thử chuyển ngữ, vì nếu bạn không chuyển ngữ thì người đọc không thể nào hiểu cho nổi. Nếu không chuyển ngữ nổi thì hãy copy bản phiên âm Hán việt, không bao giờ được copy bản Vietphrase một nghĩa vì bản này từ nào dịch được thì dịch, từ nào không dịch được thì thôi, đọc bản này rất là kỳ cục.

5.  Nguyên tắc 5: Nguyên tắc về trình bày.

Cuối cùng bạn nên trình bày theo đúng format của word, cũng không nên chia chương quá ngắn, nếu không có thời gian edit một chương dài, bạn hãy post với thời gian cách xa nhau một chút, nếu chia chương quá ngắn chỉ chừng 1-2 trang word, người đọc cũng rất là mệt, mà lại cắt ý của tác giả ra quá nhiều phần. Cũng không nên viết quá nhiều bình luận khi edit, có lần mình đọc được bản edit là hai bạn edit gần như chat với nhau trong đó luôn, rồi bình luận, chê bai nhân vật phản diện. Cũng không nên spoil làm độc giả biết trước.

IV.   Lời kết.

Thời gian gần đây mình có đọc được một số bài báo(đã cũ) về tình hình dịch thuật ở Việt Nam, kết luận chung là “Loạn dịch”. Nào là bản dịch “Lolita”, “Bản đồ và vùng đất”…bị người đọc chỉ ra cả trăm lỗi lớn lỗi nhỏ ở trên mạng, mới gần đây nhất là bản dịch của Tam sinh tam thế – Chẩm thượng thư. Có người nói: Dịch giả không tâm huyết, có người nói: Dịch giả có tiếng rồi, bỏ tiền ra thuê sinh viên dịch từng chương rồi ráp lại, nhận nhuận bút cao hơn để ăn chênh lệch, có người nói: Tiền công dịch thuật ít thế, ai mà tâm huyết cho nổi…Mình nói mấy câu trên có chút ngoài lề với nội dung bài viết, nhưng chỉ có ý là, dịch một tác phẩm là công việc khó đối với cả một dịch giả, thế nên edit còn khó hơn rất nhiều, bạn sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn. Có người nói rằng, người biết tiếng và người dịch là khác nhau, biết tiếng bạn sẽ đọc hiểu còn người dịch thì phải đọc hiểu và có khả năng dùng từ, diễn dạt và viết văn nữa, dịch sao cho đúng, sao cho hay. Vậy mà hiện tại, mình đọc được không ít bản edit hay tới mức không nghĩ rằng đó là bản edit, việc edit này nói khó thì là khó, nói dễ thì là dễ, chỉ cần bạn có để tâm làm nó hay không. Dù bạn edit được một tác phẩm hay hay dở, thì điều đầu tiên phải nói là bạn rất đáng khen, vì bạn đã bỏ thời gian và công sức ra để cho người khác đọc miễn phí. Thế nhưng, đã bỏ thời gian và công sức thì tội gì bạn không cố gắng thêm một chút để có được bản edit hay hơn, để tiếng Việt của chúng ta không bị méo mó bởi những ngôn từ và ngữ pháp chẳng giống ai, để không có thêm nhà báo nào nhảy vào nói rằng: đấy, thấy không, ngôn tình có gì hay, xem cái bọn mê ngôn tình kìa, chúng nó viết gì, đọc gì đâu có ai hiểu đâu. Thế này cũng gọi là tiếng Việt sao?

Chúc cho tất cả các bạn editor luôn luôn có đủ tâm huyết để hoàn thành những “hố” mà mình đã đào nhé.

400 comments on “Một vài kinh nghiệm nho nhỏ khi edit

  1. Đọc bài của tác giả mà phì cười, vì thấy mình trong đó. Mình cũng vì đam mê truyện, và muốn người khác cũng thích truyện đó giống mình nên bắt đầu dấn thân vào việc edit truyện. Mình được cái hiểu tiếng gốc, chứ ko phải hoàn toàn ko biết gì, nhưng tiếng Việt lại dỡ không biết diễn tả sao cho hay. Rồi lại bức bí với cách xưng hô từ cổ. Đang edit mà đọc vô như bị mắc xương. hihi

  2. Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn. Mình mới bắt đầu edit một bộ cổ trang và bài viết của bạn giúp ích mình rất nhiều. Cảm ơn bạn nhiều nhé!

  3. Hi Editor Tiểu Hoắc, mình đang đọc “Xuân Sắc Như Thế ” chưa được bao nhiêu chương đang đi dạo chơi trong nhà bạn thì khám phá bài viết này. Thú thật mình đã từng vì “đọc vài truyện đang đọc thì Editor drop giữa chừng” mà có ý muốn làm tiếp để tự mình xem cho hết truyện (các bạn ý bình thường có dẫn nguồn các bản convert nên mình vào xem tiếp cho đỡ ấm ức). Nhưng nghĩ là một việc mà có làm được hay không lại là việc khác.
    Mình sinh ra ở nước ngoài nên vốn liếng tiếng Việt đã chẳng bằng ai, lại không biết tiếng Trung nên rất khó.
    Hôm nay đọc bài này của bạn mình mới biết thật ra mình không làm được cũng đúng thôi vì mình không có khả năng.
    Cám ơn tất cả các bạn Editor và Tiểu Hoắc nói riêng đã cống hiến thời gian của riêng để chuyển ngữ và giới thiệu các tác phẩm hay đến cho mọi người.
    Đối với mình thì các Editor là “Tác giả 8 ” vì dù sao “Tác giả 9 ” vẫn là người đã nghĩ ra cốt truyện và các Editor Vietnamien là người đã có công viết lại theo văn của mình để đưa các tác phẩm đến độc giả người Việt trên toàn thế giới.
    Nói thật “Xuân Sắc Như Thế ” là truyện Cổ trang đầu tiên mình đọc do một người bạn giới thiệu vì bạn đó học Y. Thường thì mình không đủ vocabulaire để hiểu các thể loại văn xưa .:( 😦
    Một lần nữa chúc bạn nhiều thành công Fighting bạn nhé trong mục tiêu mà bạn đặt ra cho mình. ❤ ❤ ❤

  4. Pingback: [VT] Chương 2: Trúng chiêu – Min's House

  5. Cảm ơn bài viết hướng dẫn của bạn thật sự rất hữu ích cho người mới tập edit như mình.
    Mình tìm câu này hoài nhưng không hiểu mong bạn giúp giải nghĩa với ạ thanks !!!!
    Tiếng Trung nó là thế này : 鱼鳞菇凉笑了一下,露出了尖锐的,像鱼一般的牙齿,宁舒觉得,这个菇凉就是一个鱼精。
    Này là hán việt ạ :
    Ngư lân cô lương tiếu liễu nhất hạ, lộ xuất liễu tiêm nhuệ đích, tượng ngư nhất bàn đích nha xỉ, ninh thư giác đắc, giá cá cô lương tựu thị nhất cá ngư tinh.

    Mình muốn hỏi là ” ngư lân cô lương” là nghĩa gì, raw ra gg seach thì ghi “nấm cá lạnh” tách từng chữ ra tìm cũng ko hiểu nổi. Lúc đầu mình nghĩ là Cô bé vảy cá nhưng thấy nó sai sai sao ấy!!! 😅 Xin cám ơn bạn trước.

    • 菇凉 chính là 姑娘 (nghĩa là cô nương, cô gái, dùng chỉ những người con gái trẻ chưa kết hôn) đó bạn, một số truyện tác giả hay thích dùng mấy từ âm đọc gần giống để nói á

  6. Cho mình hỏi một chút ạ đoạn này edit như nào ạ, tại mình không hiểu lắm “tráng sĩ đoạn cổ tay đặt mông ‘ định ở ’ Liễu Hạo Ngọc bên người, rất có một loại bất chấp tất cả xúc động, tựa hồ, chính mình ở Liễu Hạo Ngọc trước mặt, như thế nào càng ngày càng linh hoạt vận dụng chính là bất chấp tất cả…”

  7. Mình muốn mon men vào lĩnh vực này nhưng lại không biết đăng ở đâu và thu nhập là bao nhiêu nàng nào có thể giúp mình được không mình cảm ơn ạ

  8. Reblogged this on and commented:
    Bài hướng dẫn edit truyện và chỉnh sửa ngữ pháp hay nhất mình từng đọc.
    Mình tự thấy mình sai rất nhiều trong edit và hướng dẫn của Tiểu Hoắc đã giúp mình rất nhiều.
    Mọi người ai muốn hoàn thiện thêm trong việc edit thì nên đọc qua post này của Tiểu Hoắc nha.
    ^^

  9. Bài hướng dẫn edit của Anh có ý nghĩa rất lớn với mình. Đọc bài của bạn xong thì mình thấy mình đã sai nhiều trong việc edit và khi sửa lại thì thấy truyện hay hơn và mạch lạc hơn.
    Cảm ơn Anh nhé.

  10. Cho mình hỏi câu này thì edit như nào
    朴灿烈洗完手关水的时候要抬起头, 结果吴世勋突然看见洗手池的上方有一个缺口, 他的手臂这么过去一定会被划破.
    Một số từ mình không rõ nghĩa lắm. Mình cảm ơn

    • 朴灿烈 và 吴世勋 đều là tên người nhá, bạn dịch Hán Việt ạ
      Lúc 朴灿烈 rửa tay xong đóng vòi nước lại ngẩng đầu lên, đột nhiên 吴世勋 thấy trên bồn rửa tay có một cái lỗ/vết nứt, cánh tay của anh cứ thế chạm vào chắc sẽ bị bị thương thôi.

      • Cảm ơn bài viết hướng dẫn của bạn thật sự rất hữu ích cho người mới tập edit như mình.
        Mình tìm câu này hoài nhưng không hiểu mong bạn giúp giải nghĩa với ạ thanks !!!!
        Tiếng Trung nó là thế này : 鱼鳞菇凉笑了一下,露出了尖锐的,像鱼一般的牙齿,宁舒觉得,这个菇凉就是一个鱼精。
        Này là hán việt ạ :
        Ngư lân cô lương tiếu liễu nhất hạ, lộ xuất liễu tiêm nhuệ đích, tượng ngư nhất bàn đích nha xỉ, ninh thư giác đắc, giá cá cô lương tựu thị nhất cá ngư tinh.

        Mình muốn hỏi là ” ngư lân cô lương” là nghĩa gì, raw ra gg seach thì ghi “nấm cá lạnh” tách từng chữ ra tìm cũng ko hiểu nổi. Lúc đầu mình nghĩ là Cô bé vảy cá nhưng thấy nó sai sai sao ấy!!! 😅 Xin cám ơn bạn trước.

  11. Cảm ơn bài viết của bạn, thật sự rất chi tiết và bổ ích.
    Nhân đây có một từ hiện đang khiến mình rất ngắc ngứ vì không biết chuyển ngữ như thế nào. Đó là từ “nguyên chủ”, trong trường hợp nhân vật xuyên không vào một thân thể khác và gọi chủ nhân của thân thể đó là “nguyên chủ” ấy. Không biết từ này thì mình edit như thế nào nhỉ?
    Mong bạn có thể trả lời giúp mình vì giờ mình chẳng biết hỏi ai nữa. :))

      • Cảm ơn bạn nhiều, mà từ “miêu nô” thì mình nên edit thành thế nào bạn có thể giúp mình không? Vì dich thế nào cũng thấy nó kì kì ấy.
        Truyện mình định edit thì ở bối cảnh tu tiên nên có nhiều từ mình cảm thấy khó edit quá. Điển hình như xưng hô chẳng hạn, mình cảm thấy để ta – ngươi thì hợp hơn (phần lớn là vì nvc truyện này bàn tay vàng khá lớn, hình tượng cũng cao thượng nên để xưng hô khác thấy không hợp), nhưng mình lại kẹt chỗ là khi người khác xưng hô với nvc, sư đệ hoặc cấp dưới của nvc chẳng hạn thì lại không biết phải xưng hô với nvc thế nào. Nếu được mong bạn gợi ý giúp mình luôn vì mình đang bí.
        Cảm ơn bạn trước nhé. :))

        • Mà bạn có biết màu “xanh không rác rưởi” là màu gì không? Cụ thể là trong 2 câu này: “你看你看那只蓝不垃圾最丑的, 又看我了.”
          “你是不是眼瞎啊? 我怎么是灰不垃圾的, 我这明明是蓝灰色”
          Mình google đủ kiểu rồi mà vì mình không biết tiếng Trung nên chịu thôi. Nếu bạn biết thì giúp mình với.

        • Cuối năm mình bận quá, giờ mới có thời gian vào WP. Khi mới edit ấy, mình cũng mắc bệnh là câu nào, đoạn nào cũng phải chuyển y xì đúc bản gốc, nhưng như thế thì thành word by word mất rồi, chẳng còn là dịch gì nữa. Nếu bạn đọc một bản dịch hay và đọc bản gốc song song bạn sẽ thấy, nghĩa hoàn toàn không thay đổi nhưng cách diễn đạt ấy, thì đổi khá nhiều, nhưng cốt là diễn tả được văn phong của tác giả, không phải biến bản gốc thành văn của mình. Cái cụm bạn hỏi thực ra có thể chuyển ngữ thế này nhé:
          “Xem kìa, xem kìa cái con xanh xanh bẩn bẩn kia lại nhìn ta!”
          “Mắt ngươi mù à? Sao ta lại là cái con xanh xanh bẩn bẩn được, ta màu xanh xám!”
          Dịch thoáng ra, dùng cách diễn tả của mình, với nghĩa tương đương là được nhé.

  12. Cho em hỏi xíu: nên edit xưng hô trong lời dẫn truyện như thế nào trong trường hợp hiện đại xuyên về cổ đại?
    Có nên thêm đại từ nhân xưng vào câu không, khi tác giả rất ít dùng đại từ nhân xưng? Làm vậy thì có thay đổi phong văn của tác giả không?

  13. ”Bị người ám toán, vân thủy dạng thượng phúc hắc tổng tài giường, còn đem hắn cấp bẩn.

    Còn không có tới kịp thấy rõ ràng phúc hắc tổng tài là tiểu thịt tươi vẫn là lão thịt khô, cái kia cầm thú lại bỏ trốn mất dạng!

    Ăn sạch sẽ muốn chạy người, không có cửa đâu! Vân thủy dạng thề, nàng muốn ngủ phục cái kia cầm thú!

    5 năm sau, vân thủy dạng mang theo một đôi bán được manh, hủy đi được đài, nhan giá trị bạo biểu, phúc hắc vô địch long phượng thai bảo bảo cường thế trở về, cái kia bỏ trốn mất dạng cầm thú xuất hiện!

    Nguyên lai hắn là thân thành lớn nhất kim chủ, một tay nắm thiên, nắm giữ rất nhiều người mạch máu, tính cách quái gở, lãnh ngạo bất cận nhân tình, đồn đãi hắn hoạn quá bệnh tự kỷ, ước chừng ba năm không có mở miệng nói qua một câu.

    Quản cái kia cầm thú là viên là bẹp, tóm lại, vân thủy dạng áp đối bảo, khi dễ quá nàng người đều sợ, thân thành thời tiết thay đổi……

    “Nói, vì làm cận gia thiếu nãi nãi, ngươi dự mưu bao lâu?” Hắn nhéo nàng hàm dưới lạnh lùng chất vấn.

    “Từ ngươi tự nguyện gieo giống kia một khắc khởi!”

    “Vân thủy dạng, ta muốn ngươi trả giá tính kế ta đại giới!”

    “Cận tiên sinh, thỉnh ngươi trước làm rõ ràng, là ai bò lên trên ta giường? Một bò lại bò!”

    【 xuất sắc đoạn ngắn 】 nào đó nguyệt hắc phong cao buổi tối, quốc dân lão công áp đảo vân thủy dạng, “Ngô…… Nghe nói ngươi đem ta bán?”

    “Ha hả a…… Không thể nào!” Nàng bất quá là kiếm lời điểm tiền trinh thôi.

    “Cương bổn 001? Ai muốn thứ đồ kia? Ta thích…… Ân, trực tiếp…… Thượng!”

    “……”

    “Biết ta vì cái gì thích kêu ngươi thủy thủy sao?”

    “Ách…… Lưu manh!”

    【 tiểu bao tử buổi biểu diễn dành riêng 】 “Úc lậu, giống nhau như đúc bá đạo tổng tài, ai mới là chúng ta ba so?”

    “Ngu ngốc, đương nhiên là ai đối chúng ta tốt nhất ai chính là chúng ta ba so!”

    “Ta là tỷ tỷ, nghe ta.”

    “Ta là ca ca, nghe ta.”

    “Thủy thủy, chúng ta ban nữ đồng học nói ta quần áo thơm quá.”

    “Đương nhiên thơm, mẹ ngươi dùng giặt quần áo dịch tẩy.”

    “Ta nói cho các nàng, ta phun nước hoa.”

    “……”

    “Thủy thủy, ta hảo ưu thương, bởi vì ta lớn lên quá soái, quá ưu nhã, chúng ta ban nữ đồng học đều nói phải làm bạn gái của ta, ta làm sao bây giờ?”

    Vân thủy dạng đỉnh đầu nháy mắt bay qua một đám quạ đen, nàng ở trong lòng mắng đến tột cùng là cái nào hỗn đản gien như vậy cường đại?!”

    Help me :((

  14. Cho mình hỏi nữ xuyên không gọi mình là tôi, vậy gọi nô tỳ là gì hả bạn? ‘Các em’ nghe có được không? Với cả xưng hô với nam chính là ‘anh’ có được không? Cảm ơn bạn.

  15. Mới tập eđit mình cũng chỉ làm những truyện ngắn, đọc đi đọc lại thì thấy nó không hay cho lắm thế lại xoá , cực kì thất vọng sau đọc bài viết của bạn mới có động lực đi tiếp, cảm ơn nhiều.(◍ ˃̵͈̑ᴗ˂̵͈̑)

  16. Mình muốn đọc truyện thể loại thể thao. Nhất là truyện “một cây vào động” của trương đỉnh đỉnh.Nhưng rất ít nhà edit quá, định tự túc là hạnh phúc, nhưng khi bắt đầu vào thì mới biết nó khó đến nhường nào. Hjc. Thanks chủ nhà về bài viết…
    P/s: Cho mình hỏi chủ nhà có thể giới thiệu cho mình người thường edit thể loại thể thao không.(^_^).

  17. Bạn ơi xin lỗi nhưng bạn có thể edit hộ mình đoạn này được không? 帝光中学篮球部,部员超过百人,中学联赛三连霸的超强豪门。在这光辉闪耀的历史中,特别称为最强的队伍,宣称是不败。十年难得一见的天才,如此的五人同时存在的世代,被称作为【奇迹时代】。

    但是,在这【奇迹时代】之中,有个奇妙的传闻。谁都不知道,比赛记录也没有的,除了天才的五位选手以外还有一个人,他被称作为【幻之第六人】

    • Lâu lắm rồi mình không edit lại, bạn hỏi nên mới làm ấy. Bạn xem lại với ngữ cảnh và câu chuyện xem có khớp không nhé:
      “Đội bóng rổ trường trung học Đế Quang có hơn trăm thành viên,…….(Đoạn ở chỗ này mình không hiểu) Trong thời kỳ huy hoàng này, mang biệt danh là đội ngũ cực mạnh, được xưng tụng là bất bại. Thiên tài mười năm khó gặp, năm người như thế đồng thời tồn tại trong một thế hệ được gọi là “Kỳ tích thời đại”
      Thế nhưng trong “Kỳ tích thời đại” ấy, còn có một lời đồn kỳ diệu. Không ai biết tới, không tồn tại trong bản ghi chép trận đấu, ngoại trừ năm tuyển thủ, còn có một người, người ấy được gọi là “Người kỳ ảo thứ sáu”.

      • Khụ, klq cơ mà đây không phải bản dịch cover thành tiếng Trung của Kuroko no Basket chớ :v Bên mấy nhóm sub mâng với anime có làm ấy, dịch ra trên cơ bản là thuần việt hoàn toàn, dễ hiều, lâu chủ vào xem tham khảo là ok
        Chỗ ‘Kỳ tích thời đại” bên bản gốc hình như là “Thế hệ kỳ tích”…..
        P/s: Đây chỉ là tâm lý của con fan cuồng thui, nếu bạn không vui thì có thể không cần để ý >v<

    • cảm ơn bạn nhiều nghe, vậy bạn ơi từ này nghĩa là gì vậy 直呼
      thực ra nó đi với 卡哇伊 thành 直呼卡哇伊, mình chỉ hiểu được ba từ sau là đáng yêu, chứ hai từ đầu thì chịu à…

  18. Phải nói là đọc bài này của bạn xong, cảm thấy có động lực để tiếp tục edit hơn rất nhiều. Thật chứ, có lúc mắc một câu, tra đủ các thứ vẫn thấy rất khó hiểu, bực mình, tặc lưỡi định dịch bừa cho qua….Sau lại nghĩ đến những lúc mình đọc truyện gặp phải bản edit rất lỗi, cái cảm giác ấy thật chẳng dễ chịu gì, thế là lại mày mò hỏi han khắp nơi để edit sao cho mượt và đúng nhất có thể. Nhưng mà vẫn có lúc thấy nản…Giờ đọc được bài này của bạn, nhận ra mình cũng còn thiếu sót lắm, cũng không tận tâm được như bạn. Thế nên bây giờ sẽ cố gắng hơn nữa, sẽ tận tâm hơn nữa…

  19. Bạn ơi bạn đang dùng QT mấy vậy? cho mh xin link tải QT bạn đang dùng đc ko?
    QT của mh 2013 nó cũ rồi hiện giờ có nhiều từ nó cập nhập thêm á.(QT 2016 máy nhà mh ko chạy)

  20. bạn ơi mình đang dự định edit truyện nhưng mình muốn bắt đầu nhưng ko biết bắt đầu từ đâu nên mọi người biết thì chỉ dẫn giúp mình. với lại mình xin c.ơn mọi người m.ng giúp mình thì ibox với mình nhé mình xin cảm ơn <3<3

  21. Mình thấy mình edit cũng khá ổn rồi mà đọc bài này mới biết mình vẫn còn thiếu sót nhiều, đúng là không bao giờ được ngừng học hỏi. 😀 Thanks bạn nhiều lắm, có điều, khi edit cổ đại mình lại thích để địa danh ngược, như Xuân Hà thôn hay Yến kinh,… Vẫn có khi mình edit đúng, kiểu đan xen í, vì mình thích v thôi. :v

  22. Cho mình hỏi bạn thường tìm truyện ở trang nào? Và làm sao để liên hệ với tác giả để xin Edit truyện được? Mà bạn đang dùng QT 2T hả? Cho mình hỏi bạn có biết nguồn của 2 bộ nảy hem : :Tướng phủ đích nữ” và “Lẳng lơ tao nhã”?

    • Mình thường tìm ở tangthuvien bạn ạ, còn liên hệ với tác giả thì mình không biết tiếng Trung mà, nên không liên hệ được. Phần lớn là phải biết tên tiếng Trung của truyện rồi mình tìm bằng google thôi. Nếu khó tìm quá mình nhờ mấy chị biết tiếng Trung mình quen tìm hộ đó.

  23. Cảm ơn chủ nhà nhé ^^, vốn là “vô cùng mù lòa” về cái khoảng này TwT nhưng vì cp mình thích không có bao nhiêu hết nên tự làm khổ bản thân quyết định đi edit. Những chia sẻ của chủ nhà thực bổ ích và hữu dụng ^^ mà có thể cho mình hỏi là QT có nhiều phiên bản không và cái nào thì ổn nhất?

  24. bạn ơi giúp mình với. làm cách nào cũng không hiểu nổi 2 câu này, hình như câu đầu có tên riêng phải ko nhỉ? ;-;
    某总裁与某媳夫的小日常.
    某媳夫 ( 严肃 ): 门禁 11 点, 现在 11 点零 1 分了, 给你三个选择, 一键盘, 二方便面, 三搓衣板.
    từ “mỗ” , “đích” mình dịch thế nào đây bạn?

    • **Xen vào** Chỗ “đích” thì mình đảo ngược lên trên ấy, như câu (tự chế) “Nằm lăn trên xx đích cánh tay” -> Nằm lăn trên cánh tay xx, không biết vầy có đúng hơm nữa…….
      “Mỗ” là từ chỉ một người nào đó, để nguyên hay xóa cũng chả sao (cô có thể chèn chú thích bên dưới), câu của cô tui có thể dịch thành lày
      Ngày thường của mỗ tổng tài và mỗ vợ nhỏ.
      Hoặc: Sinh hoạt hằng ngày của tổng tài và anh vợ nhỏ (=)))))
      Mỗ tức phụ (hoặc anh vợ nhỏ) (nghiêm túc): Gác cổng 11 điểm, bây giờ có 11 lẻ 1 điểm, cho ngươi (tùy theo tính cách mà phối, có thể gọi anh), một bàn phím (?), hai mì ăn liền, ba giặt quần áo bẩn.
      Câu này không có tên riêng, danh từ thì có đấy =)))) Mình cũng mới edit thôi, dịch được sơ sơ vầy, nếu bạn cần thì có thể tham khảo một chút

  25. chị cho em hỏi là làm thế nào đọc bản raw của truyện trên PC ạ? TTvTT dùng notepad thì bị sai font chữ, với cả em không biết có app nào khác để đọc được không.. Mong chỉ trả lời hộ em với, em cám ơn.

  26. Bạn ơi mình có thích 1 truyện nhưng nó chỉ có full bản Hán Việt thui, mình đọc ko hiểu. Bản Tiếng Việt thì chưa dịch xong mà mình đợi lâu quá. Bạn có biết ai hay page nào nhận dịch truyện Hán Việt ko? Mình đọc tới khúc hay quá ko bỏ đc. Bạn giúp mình với. Cám ơn nhiều ạ ^^

    • “Đều nói cao quý như ngọc trắng, dễ bị vật bẩn ô nhiễm (thương tổn) (mình lên gg rồi tự hiểu ấy =)))))” Đem (làm) nàng nguyên bản khuôn mặt nhỏ nhắn trắng sáng tinh tế (?) càng thêm trắng bệch (tái nhợt).
      => 皎: Sự xuất hiện cao quý (?), bên trên mình cắt lun nghĩa ra cao quý, 佼: Ngọc trắng, hợp lại vân vân liền thành câu trên, nghĩa là người càng trong sáng cao quý, không nhiễm bụi trần, càng dễ dàng nhiễm phải bụi bẩn hay vật ô uế, kiểu một tấm vải trắng vì quá trắng nên một lần bị chủ nhân lấy lau mồ hôi liền bẩn ấy =))))
      P/s: Thật ra là vì ngứa tay nên dịch thôi, mong chủ nhà đừng để ý

  27. Thực sự ngày đầu khi mới edit cảm thấy khó khăn, nản lòng muốn chết nhưng đã lỡ rồi bỏ lưng chừng cũng không được 😦 Khi đọc những bài tham khảo kia có nói về edit bằng QT, ta cũng hào hứng lắm nhưng khi tải về và bắt đầu làm thì những chuyện ngoài ý muốn phát sinh ra, chẳng hạn như tên của nhân vật QT dịch ra thế nào thế ta lại ghi thế đấy không để ý gì cả 😦 Lời văn rất lủng củng, không mượt mà. Trong bộ edit của ta còn sặc mùi hoa ngữ nữa, sửa đi sửa lại thì sợ sẽ khác hoàn toàn với bản gốc nhưng để như vậy thì đọc cũng chả ai hiểu 😦 Thế là quyết tâm một lần nữa đi xem những bài tham khảo để rút thêm nhiều kinh nghiệm, có những từ hán việt và VietPhrase một nghĩa dịch ra rất khó hiểu, ta cứ tra đi tra lại để có thể liền mạch với lời văn. Phải nói nhìn những bạn edit kia thấy khâm phục thật…..1 chương của ta đã mất ba bốn ngày để làm 😥 huhuhu

  28. Bài viết của bạn rất hữu ích :3 Cám ơn bạn đã dành thời gian viết nó :3
    Mình muốn hỏi một chút là từ ” Cứ việc” trong “Cứ việc, sự tình phát sinh gần nhất càng ngày càng vi phạm thói quen khi xưa của cậu, làm cho cậu cảm thấy càng ngày càng xa lạ.” nên chuyển thành từ gì ?

  29. Mới bắt đầu tập tành edit truyện Xk ,đọc xong bài viết của bạn đã giúp mình một số vấn đề, cảm ơn chủ nhà rất nhiều. Nhưng mà giờ mới hay là edit truyện k hề dễ dàng như mình tưởng, nhưng lỡ tâm huyết với hố đang đào thì biết thế nào. Cảm ơn chủ nhà rất nhiều ạ

  30. Rất tâm phục khẩu phục lời “răng dạy” của nàng! Ta đọc cái này hk hẳn là để thành editor, nhưg truyện của ta đag cuồng đọc rất khó hiểu nên mò được đến đây! Tự nhiên lại nổi hứg mún làm đồ đệ của nàng. Mog nàng chỉ bảo hơn *v*
    ❤❤❤💓💓💓💕💓💓💓💓💘💘💘💘💘💘💘💘💗💗💗💗💗💗💗💗💗(´▽`)(*^^*)(*^_^*)(´▽`*)(*‘∀‘)(*‘ω‘ *)(#^^#)(‘ω’)ノ(^_-)-☆(●´ω`●)ヾ(*´∀`*)ノ(*ノωノ)(/ω\)(≧◇≦)

  31. Đọc hết mới thấm nỗi lòng người edit, nhất là edit có tâm, chưa kể bị cướp công sức mà k nhận đc lời cám ơn nào.
    Nhưng mà thôi kệ, vì đó là niềm đam mê của mình mà, muội cũng có đam mê giống tỷ, cũng lướt web tìm như tỷ và tìm xong mới thấy nó mênh mông như thế nào, chẳng biết bắt đầu từ đâu và đi về đâu luôn. Không biết tỷ có thể dành chút ít thời gian dạy cho muội được không. Muội hứa sẽ cố gắng.

  32. Ta…. vốn định bắt đầu sự nghiệp edit… lượn một vòng search hướng dẫn bắt đầu thấy nản… ngó vô wordpress nhà nàng hướng dẫn, quyết tâm! Nghỉ! Không edit gì hết =))
    Nàng viết chi tiết QUÁ đi, vô cùng tỉ mỉ, nhiệt tình, tâm huyết. Thật hâm mộ nàng. Phức tạp như vậy mà nàng vẫn theo đuổi nghiệp edit được, ta phục!~ Cố lên a~ ! ♥

  33. Mình đang edit một bộ cổ trang, nhưng cái phần ngày giờ thật sự là bị ngu, bạn có thể giúp mình dòng này không? 光汉五年庚午庚辰月丁巳日黄昏.
    Mình mò mãi vẫn không hiểu nó đang nói cái gì, nếu được thì cảm ơn nhiều lắm luôn, còn nếu không… chắc mình đành chém đại quá ahuhuhu

  34. Tks vì bài viết của bạn, nó thực sự giúp ich mình. Nhưng phần lớn các bản convert mình đều lấy từ bên tàng thư viện về dù có bản raw nhưng sau khi giải nén mình vẫn không thể dùng được. Tiện đây cho mình hỏi câu này mình nên ed lại thành gì? Nàng trong lòng bàn tay nhanh nắm chặt một cái Phỉ Thúy ngọc, một tay kia cổ tay áo nắm bắt một phen “bạc hình hồi lực phiêu”.
    bạc hình hồi lực phiêu có nghĩa là gì/ Tks bạn rất nhiều :3

  35. 2 hôm nay tìm đủ mọi chỗ, đủ mọi nguồn để học hỏi kinh nghiệm edit, mình đã đọc hết, rất hay :)) cảm ơn bạn 🙂 xin phép cho mình được share về (ghi nguồn đầy đủ) để lưu lại ;))

  36. Mình thấy đôi khi xưng hô mà chon không cẩn thận lại khiến cho giọng văn sến sẩm và thảo mai quá.
    -Như kiểu với nô tỳ mà editor toàn để cho nhân vật nữ xưng ta gọi em, giữa nô tỳ và chủ nhân thì nên xưng ta-ngươi và nô tỳ-chủ nhân/ngài/tiểu thư là lịch sự và thích hợp nhất.
    -với nhân vật nam thì lại xưng em gọi chàng, sến quá mức cần thiết, ta-chàng thì thích hợp hơn cả.
    -khi nhắc đến đứa trẻ con lại gọi bé quá nhiều, bé thế này, bé thế kia. nên để là nó thì sẽ tự nhiên hơn, văn học việt nam mình thấy các nhà văn cũng không bao giờ mô tả về đứa trẻ con trong chuyện mà lại viết là bé cả. quá sến!

  37. bạn ơi! bảng convert co nhìu chữ minh không hỉu, thì mình phải tra từ ở đâu, hay phần mềm nào? bạn chỉ dùm mình với..vd: “tinh không vạn lý” mình phải hiểu như thế nào? Xin cám ơn bạn!

  38. Viết hay và tâm huyết quá em ơi. Năm mới sắp tới, chúc Tuyettrentay ngày càng phát triển, mang lại nhiều niềm vui cho cộng đồng yêu ngôn tình. Một người quen cũ của em.

  39. Cảm ơn bạn rất nhiều, mình cũng là 1 fan của ngôn tình Trung Quốc, thực sự rất ngưỡng mộ các bạn, những người đã bỏ thời gian và công sức ra edit truyện cho chúng tớ đọc 🙂 Tớ cũng rất muốn thử edit truyện, đơn giản chỉ vì niềm yêu thích truyện ngôn tình mà ra. Và cũng muốn rèn luyện vốn từ Tiếng Việt của mình nữa. Hy vọng sau này có thể được bạn giúp đỡ nhìu hihi…

  40. Pingback: Một vài kinh nghiệm nho nhỏ khi edit | Mèo Mặt Than

  41. Cảm ơn bạn rất nhiều. Hiếm có khi mình lại tìm được một bài hướng dẫn cặn kẽ và tỉ mỉ như bài viết này của bạn. Mong rằng bạn sẽ cho mình biết thêm nhiều kinh nghiệm khác khi làm công việc Edit!

  42. Ui nàng viết bài dài thế :X đọc xong đã hiểu vì sao mình nói chuyện câu cú ngữ pháp cứ lộn tùng phèo, khổ nỗi là càng nói càng thấy quen miệng, quen miệng rồi còn thấy nói như thế mới hay mới chết chứ. Thiện tai thiện tai _/\_

  43. chị ơi “trù tính chung”, “hỗn thục”, “đỗ tổng chất nhi”, rồi câu “nắm người này một bộ thụ mặt ai ha đầu năm nay muốn hỗn đến hảo vẫn là cho ra bán thân thể”. lần đầu em edit, giúp em với!!!! T-T

  44. Pingback: Thủ thuật edit | VÔ ƯU

  45. Cảm ơn bạn về những chia sẻ bổ ích cho các dân edit nghiệp dư như mình, mình có thể chia sẻ vào diễn đàn lê quý đôn được không, mình hứa sẽ ghi nguồn và đưa link ngay đầu bài viết. Một lần nữa cảm ơn bạn rất nhiều, chúc bạn ngày càng khỏe mạnh và tạo ra nhiều sản phẩm hơn nữa. (:

  46. Chị ơi giúp em câu này với ạ, em cảm ơn chị nhiều ❤
    男人似乎很不耐烦, 开玩笑, 放着好好地空调不吹, 来到这个鸟不拉屎的地方和别人周旋, 是你你的心情会好起来么?

    Thật ra em hiểu sơ sơ, nhưng cái chỗ [来到这个鸟不拉屎的地方和别人周旋] cảm thấy có hơi bị… thiếu văn minh một chút nên không biết mình có hiểu đúng không T.T

      • Nhân vật trong phim hoạt hình có liên quan gì tới câu ấy vậy ạ *bối rối*? Vì theo em hiểu là: Nam nhân ấy tựa hồ không chút kiên nhẫn, nhưng lại vờ vịt nói một câu để làm giảm không khí ngột ngạt, [….cái chỗ ấy….], ai lại muốn đi tới chỗ này chứ!

        Em nghĩ nó từa tựa vầy @.@
        Em cũng sợt baike ra cái nv ấy nhưng không biết ghép vô làm sao ạ T.T

        • Chắc em tìm thử phim này coi vài tập, em cảm ơn chị nhiều lắm. Cũng nhờ bài viết này của chị mà em học được rất nhiều, cho nên oneshot đầu tiên của em được người ta comt cho dài thật dài, thích ơi là thích luôn >.< ❤ thiệt sự rất cảm ơn chị ❤

    • Mình nghĩ là nên bắt đầu bằng việc đọc qua tất cả các hướng dẫn, kinh nghiệm edit của mọi người, sau đó thì tải QT về và bắt đầu edit truyện thôi, có gì khó thì hỏi trên các gr hoặc người quen của bạn mà đang/đã edit truyện

  47. cảm ơn bạn đã chia sẻ kinh nghiệm edit ❤ mình mới edit lần đầu và cũng gặp những lỗi thế này, bài này rất có ích với mình ❤ cảm ơn bạn nhiều ❤
    gần đây mình đang buồn vì truyện mình edit bị lấy đi chỗ khác không được hỏi trước 😥 buồn lắm luôn, công sức mình bỏ ra cả mà 😥 mình chẳng biết phải làm sao luôn 😥

  48. Ôi mà nhà báo cũng ít có người nào tâm huyết. Mình đọc báo cứ như đọc truyện cười thôi, chứ chả coi trọng mấy thứ họ viết. Thậm chí đa số nhà báo viết lách cũng chả hay ho gì, nếu không họ thành nhà văn mất rồi, còn làm gì phải cực khổ đi săn tin nữa?
    Nhà văn mà chê ngôn tình thì mình còn hơn sượng mặt 1 tí, chứ nhà báo mà nói mình chả thèm để ý. Họ giỏi nhất chả phải là đổi trắng thay đen, sáng tạo bịa chuyện à?

  49. Bạn ơi cho mình hỏi, themes của bạn là itheme2 ak? mình cũng thấy giống theme2 mình down về mà mình không biết làm thế nào để cài nó vào wordpress.com
    Mình thấy trên mạng có hướng dẫn cài mà chỉ dùng cho wordpress.org
    Bạn chỉ giúp mình với nha! cảm ơn bạn trước nha!

  50. không biết mọi người thế nào nhưng nếu đọc cổ trang mà phụ/ mẫu thận -> cha, mẹ/baba, mama -> ta, ngươi, nàng, hắn -> tôi, cô, cô ta, cậu ta … thấy nó cứ đớ dớ kiểu gì ấy. ngôn tình cổ đại thấy để xưng ta ngươi/ ta nàng đc mà

    • Bạn phải xem chữ dựa vào đó phiên âm theo Hán Việt là gì, chữ “dựa vào” là do QT dịch ra theo nghĩa của từ đó. Ví dụ “周不闻” Đây là tên người dịch ra là Chu Bất Văn, nhưng trên convert ghi là “Chu không nghe thấy”

Bình luận về bài viết này